Chat hỗ trợ
Chat ngay
Vận đen" của hồ tiêu: Chết trơ trụi, nông dân nợ chồng chất hình ảnh 4 –  Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam
Chưa được phân loại

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ BỆNH CHẾT HÉO TRÊN DÂY HỒ TIÊU

Xin cảm ơn!

Bệnh chết héo trên dây tiêu thời gian gần đây xuất hiện tràn lan trên các địa bàn tỉnh DakLak, DakNong, Gia Lai, Lâm Đồng, nguyên nhân và các phòng bệnh chết héo này là như thế nào mời bà con cùng tham khảo qua nội dung mà chúng tôi chia sẻ bên dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh chết héo

Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa lúc này khí hậu khá ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm vi khuẩn sống trong lòng đất hoạt động mạnh như Phytophthora parasitica var piperina. Chúng xâm nhập vào hồ tiêu bằng cách tấn công vào bộ rễ tấn công phần thân tiếp giáp với mặt đất, gặp điều kiện cho phép chúng kết hợp cùng với nấm Fusarium, Pythium, Rhizoctonia làm cho bệnh chết héo trên dây tiêu diễn ra nhanh hơn.

Triệu chứng của bệnh chết heo trên dây tiêu

Vận đen" của hồ tiêu: Chết trơ trụi, nông dân nợ chồng chất hình ảnh 4 –  Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam

Khi cây bị bệnh phần dây thân có biểu hiện của bệnh chết héo đó là dây thân bị héo sau đó lá chuyển dần sang màu vàng và rụng chỉ trong thời gian ngắn 7-14 ngày cây chỉ còn trơ trọi lại cành mà thôi. Thân cũng héo rũ và chết luôn chỉ sau đó vài ngày vì bộ rễ của cây đã bị tấn công làm hại mất đi chức năng của mình.

Bệnh biểu hiện trên lá là vài chấm đen mặt dưới của lá xuất hiện sau đó lá rụng vi khuẩn lại tiếp tục tấn công bộ phận thân gây rụng lóng. Lá rụng nguy cơ lây lan bệnh khắp vườn cũng nhanh hơn nhờ nước mưa và độ ẩm nhất là khi nước tràn từ gốc cây bị bệnh sang cây khác. Chỉ tròng thời gian ngắn nguyên cả vườn sẽ bị nhiễm bệnh nặng.

Nấm gây bệnh Phytophthora tấn công và phá hoại rất đáng sợ chỉ trong thời gian ngắn 1-2 tháng xâm nhập và phá hủy bộ rễ sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Biện pháp loại trừ nấm Phytophthora hiện nay chưa có hình thức nào được cho là hiệu quả chỉ có phòng ngừa là chủ yếu.

Cách phòng bệnh chết héo dây tiêu

  • Để phòng bệnh chết héo dây tiêu hộ trồng nên lựa chọn cây giống có khả năng kháng bệnh cao.
  • Những dây nằm sát mặt đất nên cắt bỏ để tạo độ thông thoáng nhất định cho khu vườn.
  • Phân chuồng sử dụng để bón cho hồ tiêu cần được ủ hoai mục trước đó.
  • Trồng đúng mật độ chuẩn quy định.
  • Thu gom lá rụng ở những cây bị bệnh mang ra khỏi vườn để đốt.
  • Dùng thuốc hạt để diệt tuyến trùng.
  • Phun Alitte dưới mặt là vào mùa mưa hoặc các loại thuốc gốc đồng như Bordeaux, Copper zinc 85 WP nhầm ngăn ngừa bệnh phát sinh.

Cách phòng bệnh chết héo trên dây tiêu là điều quan trọng bà con nên quan tâm để chăm sóc cho vườn tiêu của mình được tốt hơn cho năng suất cao hơn. Phòng bệnh lúc nào cũng được ưu tiên hơn chữa bệnh để ngăn ngừa bệnh xuất hiện trên diện rộng mà không có khả năng cứu chữa gây hậu quả nghiêm trọng.

TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0982.427.033