Sầu riêng là một loại giống được trồng phổ biến ở nước ta bởi chúng mang lại giá trị rất cao. Giống sầu riêng này có mùi thơm nồng, cùi dày nên ăn rất ngon. Cây sầu riêng cho năng suất cao thường được trồng tại khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL. Hiện nay, bà con nông dân thường chọn các giống sầu riêng ghép để trồng và chăm sóc nhằm giúp cây phát triển tốt và nhanh ra trái. Bài viết này, NhabeAgri sẽ chia sẻ đến bạn đọc thông tin khoảng cáchtrồng cây sầu riêng ghép phù hợp.
Tại sao cần chú ý đến khoảng cách trồng cây sầu riêng ghép
Ngoài những yêu cầu về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thì trồng sầu riêng đúng cách bao gồm chọn giống, chăm sóc cây sầu riêng non, bón phân hay mật độ trồng cây cũng là một trong những yếu tố chính quyết định sự thành bại của bà con nông dân. Bởi nếu trồng và chăm sóc không đúng cách thì chất lượng quả sầu riêng không tốt và ảnh hưởng đến năng suất của cây.
Kỹ thuật trồng sầu riêng đúng chuẩn
Mỗi giống sầu riêng đều có đặc điểm sinh trưởng riêng. Sau khi tìm hiểu và nắm vững thì bà con có thể chọn cho mình một loại giống phù hợp và chủ động thời gian chăm sóc.
Sầu riêng là loại cây ưa sáng, không nên trồng quá dày đặc, để cây có đủ ánh nắng để sinh trưởng và phát triển. Xung quanh vườn sầu riêng nên trồng cây xanh để chắn gió, hạn chế gãy cành, tăng tỷ lệ đậu trái.
Đất trồng sầu riêng phải thoát nước tốt, không đọng nước hoặc muối. Phạm vi pH là 5-6,5. Kết cấu đất phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng và nhiều mùn. Tầng canh tác cần dày ít nhất 1m. Nếu dùng đất phù sa thì đắp mô cao và đào rãnh để hạn chế úng.